Hoạt chất EGDS (Ethylene Glycol Distearate)

Ethylene Glycol Distearate (EGDS) là một hợp chất hóa học đa năng được sử dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm. EGDS được sử dụng như một chất nhũ hóa để tạo vân nhũ cho mỹ phẩm trong các sản phẩm như kem dưỡng da, sữa tắm, hoặc lotion.

PolyAquol 2W - Nguyên liệu làm mỹ phẩm

PolyAquol 2W là một chất nhũ hóa non-ionic (O/W), PEG-free, PolyAquol 2W có khả năng dưỡng ẩm da được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm.

Chất nhũ hóa mỹ phẩm thường được sử dụng để giảm sự phân tách giữa dầu và nước. Giúp các thành phần trong mỹ phẩm được phân tán đều. Trong nền công nghiệp mỹ phẩm hiện nay phân loại chất nhũ hóa thành 2 dạng: Chất nhũ hóa tự nhiên và chất nhũ hóa hóa học. Và Polysorbate 20 được xem là một trong những chất nhũ hóa tự nhiên được sử dụng phổ biến. Thông tin về chất nhũ hóa mỹ phẩm Polysorbate 20. Đây là một chuyển thể sữa có nguồn gốc thực vật (hay từ axit lauric). Hòa tan cả trong nước và dầu.

Polysorbate 20 được sử dụng như chất nhũ hóa và hòa tan hương, tinh dầu cho các sản phẩm dạng gel trong, và có nguồn gốc từ thực vật, thành phần là Sorbitol tự nhiên kết hợp với acid oleic thực vật.

Chất nhũ hóa mỹ phẩm thường được sử dụng để giảm sự phân tách giữa dầu và nước. Giúp các thành phần trong mỹ phẩm được phân tán đều. Trong nền công nghiệp mỹ phẩm hiện nay phân loại chất nhũ hóa thành 2 dạng: Chất nhũ hóa tự nhiên và chất nhũ hóa hóa học. Và Cosmagel được xem là một trong những chất nhũ hóa nổi bật được sử dụng phổ biến.

Cosmagel 305 trong mỹ phẩm vừa có công dụng là chất tạo đặc, vừa là chất nhũ hóa hệ nền nguội đươc sử dụng rất nhiều trong sản xuất mỹ phẩm làm đẹp.

Cetyl Alcohol

Cetyl alcohol là một nguyên liệu không thể thiếu khi bạn tiến hành làm mỹ phẩm, khi sử dụng thoa trên da tạo một cảm giác mềm mịn, mượt mà

Lipomulse Luxe nguyen lieu

Công ty chúng tôi cung cấp sáp nhũ hóa Lipomulse Luxe giá sỉ cho các cơ sở sản xuất hay các khách hàng có nhu cầu sử dụng với giá cả hợp lí.

 

Chất nhũ hóa mỹ phẩm thường được sử dụng để giảm sự phân tách giữa dầu và nước. Giúp các thành phần trong mỹ phẩm được phân tán đều. Trong nền công nghiệp mỹ phẩm hiện nay phân loại chất nhũ hóa thành 2 dạng: Chất nhũ hóa tự nhiên và chất nhũ hóa hóa học. Dưới đây là chất nhũ hóa hệ lạnh Multicare HA 40KC. Vì nó khá thuận tiện và tiết kiệm thời gian nên thường được ưu tiên sử dụng.

Multicare HA 40KC là chất nhũ hoá hệ nguội, đa chức năng, dễ dàng sử dụng để nhũ hoá tạo hệ kem, cream, gel, lotion, ổn định sản phẩm, làm đặc cho hệ kem, cho nền kem sáng bóng mềm mượt.

Chất nhũ hóa mỹ phẩm thường được sử dụng để giảm sự phân tách giữa dầu và nước. Giúp các thành phần trong mỹ phẩm được phân tán đều. Trong nền công nghiệp mỹ phẩm hiện nay phân loại chất nhũ hóa thành 2 dạng: Chất nhũ hóa tự nhiên và chất nhũ hóa hóa học. Dưới đây là chất nhũ hóa hệ nguội Aquagel 45. Vì nó khá thuận tiện và tiết kiệm thời gian nên thường được ưu tiên sử dụng.

Aquagel 45 là một chất làm đặc hệ nguội, chất điều chỉnh độ nhớt, chất ổn định và chất nhũ hoá trong mỹ phẩm. Đây là nguyên liệu có thể tạo gel hoặc kem mà không cần trung hòa môi trường pH hoặc gia nhiệt. Vì vậy mà nguyên liệu này đã được ứng dụng vào nhiều sản phẩm mỹ phẩm.

Chất nhũ hóa mỹ phẩm thường được sử dụng để giảm sự phân tách giữa dầu và nước. Giúp các thành phần trong mỹ phẩm được phân tán đều. Trong nền công nghiệp mỹ phẩm hiện nay phân loại chất nhũ hóa thành 2 dạng: Chất nhũ hóa tự nhiên và chất nhũ hóa hóa học. Dưới đây là chất nhũ hóa hệ nguội Easynov. Vì nó khá thuận tiện và tiết kiệm thời gian nên thường được ưu tiên sử dụng.

Easynov có khả năng tạo ra một dạng nhũ tương lỏng như “nước trong dầu” từ đó giúp khả năng phân tán các thành phần mỹ phẫm có sản phẩm có thể dễ dàng thẩm thấu vào da.

Chất nhũ hóa là nguyên liệu mỹ phẩm tạo đặc thường được sử dụng để giảm sự phân tách giữa dầu và nước. Giúp các thành phần trong mỹ phẩm được phân tán đều. Trong nền công nghiệp mỹ phẩm hiện nay phân loại chất nhũ hóa thành 2 dạng: Chất nhũ hóa tự nhiên và chất nhũ hóa hóa học. Dưới đây là chất nhũ hóa hệ nguội Imulgel INS 100. Vì nó khá thuận tiện và tiết kiệm thời gian nên thường được ưu tiên sử dụng.

INS 100 là một polymer lỏng được sản xuất bằng phương pháp trùng hợp nhũ tương nghịch. Đây là một công nghệ quy trình sản xuất hiệu quả năng lượng, không dung môi.

Chất nhũ hóa mỹ phẩm thường được sử dụng để giảm sự phân tách giữa dầu và nước. Giúp các thành phần trong mỹ phẩm được phân tán đều. Trong nền công nghiệp mỹ phẩm hiện nay phân loại chất nhũ hóa thành 2 dạng: Chất nhũ hóa tự nhiên và chất nhũ hóa hóa học. Dưới đây là chất nhũ hóa hệ nguội Repoly 315. Vì nó khá thuận tiện và tiết kiệm thời gian nên thường được ưu tiên sử dụng.

Repoly 315 là một chất nhũ hoá nền nguội, chất tạo đặc, chất ổn định bề mặt để tạo ra một lớp nền trắng sữa sáng và có độ bóng nhất định.

Repoly 415

Repoly 415 là chất tạo đặc thông dụng, an toàn. Sử dụng trong các công thức khi mỹ phẩm tạo một lớp nền trắng sữa sáng và có độ bóng nhất định.

Thông tin mô tả

Chất nhũ hóa là gì là điều mà bạn cần biết nếu muốn bắt tay vào việc sản xuất mỹ phẩm. Bởi đây là một trong những phụ gia không thể thiếu trong các loại mỹ phẩm như kem dưỡng da, nước hoa, dầu gội,… 

Chất nhũ hóa là gì? Có những loại chất nhũ hóa nào?
Chất nhũ hóa là gì? Có những loại chất nhũ hóa nào?

Trong bài viết dưới đây, TK COSMETIC sẽ giải thích cho bạn các vấn đề liên quan đến chất nhũ hóa là gì, có cấu tạo và vai trò ra sao. Đồng thời giới thiệu một số chất nhũ hóa trong mỹ phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay. Cùng TK COSMETIC tìm hiểu ngay nhé! 

Chất nhũ hóa là gì?

Chất nhũ hóa là chất phụ gia hoạt động bề mặt có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các pha trong hệ nhũ tương (hai chất lỏng không tan lẫn vào nhau). Do đó, hợp chất hóa học này được sử dụng để kết hợp hai chất lỏng không pha trộn được với nhau để tạo thành hỗn hợp ổn định, gọi là dung dịch nhũ. 

Chất nhũ hóa thường được ứng dụng trong sản xuất thực phẩm và mỹ phẩm để cải thiện độ nhớt, tăng độ bền và tạo thành các sản phẩm đồng nhất, không bị phân tách.

Cấu tạo và vai trò của chất nhũ hóa

Chất nhũ hóa thường bao gồm hai phần chính: một đầu ưa nước và một đầu ưa dầu. Khi được thêm vào hỗn hợp dầu và nước, đầu ưa nước sẽ liên kết với phân tử nước, đầu ưa dầu sẽ liên kết với phân tử dầu. Qua đó giúp các pha này hoà trộn với nhau để tạo thành một hỗn hợp ổn định và không phân tầng. 

Chất nhũ hóa có một đầu ưa nước và một đầu ưa dầu
Chất nhũ hóa có một đầu ưa nước và một đầu ưa dầu

Trong trường hợp có hơn 2 chất lỏng trong thành phần không thể hòa tan với nhau thì chất nhũ hóa sẽ có nhiệm vụ làm tăng diện tích tiếp xúc giữa 2 chất lỏng.

Như vậy, chất nhũ hóa sẽ đóng vai trò là giúp tạo thành dung dịch nhũ ổn định và đồng nhất, hạn chế tình trạng tách lớp, cũng như tăng độ nhớt của sản phẩm.

Chuỗi phản ứng hóa học của hợp chất nhũ hóa được thể hiện như sau:

R–OH + CH3–(CH2)n –COOH => CH3–(CH2)n–CO.O–R + H2O
Với R là chuỗi Alcohol và n là số carbon trong chuỗi axit béo.
Với R là chuỗi Alcohol và n là số carbon trong chuỗi axit béo.

Các đặc tính cơ bản của chất nhũ hóa là gì?

Các đặc tính cơ bản của chất nhũ hóa bao gồm:

  • Làm giảm sức căng bề mặt giữa hai chất lỏng tại bề mặt tiếp xúc.
  • Độ nhớt của chất nhũ hóa càng cao thì độ nhớt của dung dịch nhũ càng tăng. 
  • Khả năng hòa tan của chất nhũ hóa trong nước và các chất lỏng khác cũng là một yếu tố quan trọng vì có ảnh hưởng đến khả năng hòa tan của dung dịch nhũ.
  • Đặc biệt, khả năng giữ ổn định của dung dịch nhũ cũng là một đặc tính nổi bật khi sử dụng chất nhũ hóa. Dung dịch nhũ phải được ổn định trong thời gian đủ lâu để kết cấu hoàn thiện của sản phẩm có thể duy trì được tính ổn định và không bị phân tách.

Chất nhũ hóa có khả năng làm giảm sức căng bề mặt, tăng độ nhớt và đảm bảo sự ổn định của dung dịch nhũ

Đối với sản phẩm thực phẩm, việc duy trì tính ổn định của dung dịch nhũ là rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn và chất lượng của sản phẩm. Còn với sản phẩm mỹ phẩm, tính ổn định của dung dịch nhũ cũng mang ý nghĩa lớn đối với trải nghiệm của người dùng và hiệu quả của sản phẩm.

Chất nhũ hóa có tốt không?

Có thể nói, việc ứng dụng chất nhũ hóa vào sản xuất thực phẩm và mỹ phẩm hiện nay là vô cùng phổ biến. Tuy nhiên cần tuân thủ các quy định về việc liều lượng khi sử dụng chất nhũ hóa. Bởi, nếu dùng quá liều lượng cho phép, loại phụ gia này có thể mang đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Điển hình như:

  • Gây bệnh viêm ruột: Trong các thí nghiệm được thực hiện trên chuột cho thấy, nếu động vật này tiếp xúc quá nhiều với chất nhũ hóa sẽ khiến niêm mạc ruột bị viêm. Bên cạnh đó cũng có thể mắc phải bệnh béo phì, viêm đại tràng do vi khuẩn trong thành ruột bị ảnh hưởng.
  • Gây bệnh béo phì: Cũng từ các thí nghiệm trên chuột, nếu dùng quá liều lượng chất nhũ hóa có thể khiến chúng bị béo phì. Với con người, chất nhũ hóa có thể khiến cơ thể luôn có cảm giác thèm ăn, dẫn đến ăn nhiều hơn và bị béo phì.
Dùng chất nhũ hóa quá liều có thể gây bệnh viêm ruột, béo phì
Dùng chất nhũ hóa quá liều có thể gây bệnh viêm ruột, béo phì

Phân loại chất nhũ hóa

Chất nhũ hóa được chia làm 2 loại chính là chất nhũ hóa thực sự và chất nhũ hóa ổn định. Đặc điểm, cấu trúc, cơ chế của 2 loại chất nhũ hóa là gì? Bạn có thể tìm hiểu thông qua nội dung ngay dưới đây.

Chất nhũ hóa thực sự

Chất nhũ hóa thực sự là một chất hoạt động bề mặt với bản chất là các chất diện hoạt, bao gồm chất diện hoạt anion, cation, lưỡng tính và không ion hóa. 

Cấu trúc của chất nhũ hóa thực sự

Cấu trúc lượng phân với 1 đầu thân dầu và 1 đầu thân nước. Trong đó:

  • Đầu thân dầu là các gốc hydrocarbon mạch thẳng, vòng hoặc gốc hydrocarbon thơm. Khả năng nhũ hóa của chất càng mạnh nếu gốc hydrocarbon này càng dài.
  • Đầu thân nước là các nhóm phân cực, ví dụ như -OH, -COOH, -NH,… Đây là phần có quyết định đến độ mạnh yếu về hoạt tính bề mặt của chất nhũ hóa.

Nếu chỉ số HLB của chất nhũ hóa trong khoảng 3 – 6 thì được xếp vào nhóm nhũ tương nước trong dầu. Nếu chỉ số này trong khoảng 8 – 18 thì sẽ là nhũ tương dầu trong nước. Trong trường hợp có nhiều chất nhũ hóa trong thành phần thì chỉ số HLB sẽ bằng f1.HLB1+ f2.HLB2+ … + fi.HLBi.

Chất nhũ hóa thực sự là chất hoạt động bề mặt
Chất nhũ hóa thực sự là chất hoạt động bề mặt

Cơ chế nhũ hóa của chất nhũ hóa thực sự

Chất nhũ hóa sẽ tập trung trên bề mặt phân cách của 2 pha, có tác dụng giảm sức căng bề mặt, phân tán các chất và hình thành nhũ tương. Cơ chế nhũ hóa như sau: dầu thân nước hoặc đầu thân dầu sẽ tương tác với các pha tương ứng và kéo bề mặt phân cách của 2 pha lõm về phía pha tương ứng. Từ đó tạo ra môi trường phân tán và hình thành nhũ tương.  

Phân loại chất nhũ hóa thực sự

  • Chất nhũ hóa diện cation: Có tính phân ly trong nước, tạo cation, tương kỵ với các chất phân ly âm (anion) và có độc tính cao. Một số ví dụ về chất nhũ hóa diện cation bao gồm cetrimide, benzalkonium clorid, hexadecylpyridinium clorid,… Chất nhũ hóa diện cation thường được sử dụng để tạo hệ nhũ tương dầu trong nước, cũng như kết hợp với chất nhũ hóa không ion hoà tan trong dầu để tạo hệ nhũ tương với kết cấu bền vững.
  • Chất nhũ hóa diện hoạt anion: Có tính hoạt động bề mặt và tạo ion âm trong dung dịch, tương kỵ với các ion dương và có khả năng phân tán các chất trong dung dịch. Ví dụ về các chất nhũ hóa diện hoạt anion bao gồm natri laurylsulfat, calci oleat, natri docusate,… Các chất này thường được sử dụng để tạo ra nhũ tương nước trong dầu hoặc dầu trong nước. Tuy nhiên có độc tính cao nên chỉ phù hợp với các chế phẩm nhũ tương dùng ngoài.
Chất nhũ hóa diện cation và anion chỉ phù hợp với các chế phẩm nhũ tương dùng ngoài
Chất nhũ hóa diện cation và anion chỉ phù hợp với các chế phẩm nhũ tương dùng ngoài
  • Chất nhũ hóa diện hoạt lưỡng tính: Khi pH thấp sẽ tồn tại ở dạng cation, khi pH cao sẽ tồn tại ở dạng anion, khi pH tiến đến pH đẳng điện thì khả năng nhũ hóa bị giảm và tạo nhũ tương dầu trong nước. Chất nhũ hóa này thường được ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm chăm sóc da, tóc, ví dụ như lecithin, sphingomyelin, ester sulfat, phosphatidylcholine,… 
  • Chất nhũ hóa không ion hóa: Bao gồm cả chất nhũ hóa tan trong nước tạo nhũ tương dầu trong nước và chất nhũ hóa tan trong dầu tạo nhũ tương nước trong dầu. Bạn có thể sử dụng cả 2 loại chất nhũ hóa này trong cùng 1 công thức để đảm bảo sự ổn định của khả năng phân tán bằng cách tạo lớp áo kép phủ lên bề mặt phân cách của pha nước và dầu. Ví dụ như tween, poloxamer, eteth 20, cetomacrogol 1000,…

Chất nhũ hóa ổn định

Chất nhũ hóa ổn định có bản chất là các chất đại phân tử, polyme thiên nhiên hay nhân tạo, bao gồm sterol, hydrat carbon, polyme tổng hợp, saponin và chất rắn được làm min hơn kích thước giọt.

Chất nhũ hóa Cosmagel 305
Chất nhũ hóa Cosmagel 305

Cấu trúc và cơ chế nhũ hóa của chất nhũ hóa ổn định

Không có khả năng làm giảm sức căng bề mặt các pha nên không thực sự có tác dụng nhũ hóa. Thay vào đó là khả năng làm tăng độ nhớt pha ngoại hoặc hấp phụ lên về mặt phân cách. Qua đó giúp ổn định hệ nhũ tương và cân bằng hai pha.

Phân loại chất nhũ hóa ổn định

  • Polyme tổng hợp như CMC, HPMC, PEG, Carbomer,… có tác dụng làm tăng độ nhớt cho nhũ tương dầu trong nước.
  • Sterol như cholesterol tạo nhũ tương nước trong dầu, natri cholat, natri tauro tạo nhũ tương dầu trong nước.
  • Hydrat carbon như gôm arabic, xanthan, acid alginic,… tạo nhũ tương uống dầu trong nước.
  • Saponin như cồn bồ hòn, bồ kết tạo nhũ tương nước trong dầu dùng ngoài.
  • Chất rắn được làm mịn hơn kích thước giọt như hectorit, magnesium nhôm silicat,… tạo nhũ tương dầu trong nước.

Các phương pháp phối hợp của chất nhũ hóa là gì?

Có 2 loại chất nhũ hóa là nước trong dầu (W/O) và dầu trong nước (O/W).

Nhũ hóa dầu trong nước (O/W)

Nhũ tương dầu trong nước là loại nhũ tương với một pha dầu sẽ được pha liên tục và phân tán mịn vào trong pha nước hoặc một chất lỏng nào đó. Sau đó tạo ra nhũ tương dầu trong nước.

Phương pháp hòa tan nhũ hóa từ bên ngoài được sử dụng phổ biến cho các chất nhũ hóa hiện nay
Phương pháp hòa tan nhũ hóa từ bên ngoài được sử dụng phổ biến cho các chất nhũ hóa hiện nay

Nhũ hóa nước trong dầu (W/O)

Ngược lại với nhũ tương dầu trong nước, nhũ tương nước trong dầu là một hỗn hợp trong đó nước hoặc hỗn hợp chất lỏng nước được phân tán trong môi trường là dầu. Hỗn hợp dầu này sẽ bao lấy các phân tử nước làm cho sản phẩm có tính năng chống rửa trôi.

Một số loại chất nhũ hóa phổ biến hiện nay

Có rất nhiều chất nhũ hóa được ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm.

Polysorbate 20

Polysorbate 20 hay Tween 20 là một chất nhũ hóa ổn định được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân. Chất nhũ hóa này tồn tại dưới dạng chất lỏng màu vàng nhạt, được sử dụng trong nhiều sản phẩm để hòa tan hương liệu và tinh dầu trong kem nền, sữa rửa mặt, dầu gội, body mist, nước hoa,…

Chất nhũ hóa Polysorbate 20
Chất nhũ hóa Polysorbate 20

Cetyl alcohol

Cetearyl alcohol là một thành phần rất phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như kem dưỡng da, sản phẩm dưỡng tóc và nhiều loại mỹ phẩm khác. Chúng được sử dụng như một chất nhũ hóa để giúp các thành phần khác trong sản phẩm kết hợp với nhau. Đồng thời cũng cung cấp độ dày và độ nhớt cho sản phẩm.

Cetearyl alcohol tồn tại dưới dạng sáp màu trắng, được tìm thấy trong cả động vật và thực vật.

Glyceryl Stearate

Glyceryl Stearate là một thành phần rất phổ biến trong các sản phẩm như kem dưỡng da, sữa tắm, kem chống nắng, son môi, mascara,… Loại sáp nhũ hoá mềm mượt này tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng, giống như sáp, có màu trắng hoặc kem.

Glyceryl Stearate có tác dụng làm mềm và giữ ẩm cho da, giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Đồng thời làm cho sản phẩm dễ thoa và thấm vào da hơn.

Lunamer 42

Lunamer 42 là một loại chất nhũ hóa nguội được sử dụng trong các loại kem dưỡng da hiện nay. Chất có tác dụng giúp tạo ra một lớp kem mềm mịn, dễ dàng thẩm thấu sâu vào trong da mà không gây nhờn dính. Thành phần này lành tính và an toàn cho sức khỏe, phù hợp cho cả trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, Lunamer 42 có thể sử dụng để sản xuất các mỹ phẩm trị nám, tàn nhang, dưỡng da toàn thân và trị rạn da sau sinh.

Chất nhũ hóa Lunamer 42
Chất nhũ hóa Lunamer 42

Aquagel 45

Aquagel 45 là một chất nhũ hóa, chất làm đặc hệ nguội, chất điều chỉnh độ nhớt và chất ổn định, được ứng dụng phổ biến trong mỹ phẩm. Chất nhũ hóa có thể tạo gel hoặc kem ngay lập tức trong môi trường nước mà không cần trung hòa môi trường pH hoặc gia nhiệt. 

Aquagel 45 có thể được ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm như kem trắng da cho mặt và toàn thân, kem dưỡng ẩm, kem trị thâm, trị nám, trị mụn, kem tan mỡ và kem ủ trắng da.

Cosmagel 305

Đây là một chất tạo đặc và chất nhũ hóa hệ lạnh, được sử dụng để tạo độ nhớt và sệt cho các sản phẩm mỹ phẩm. Cosmagel 305 có dạng gel sệt, không mùi và có màu trắng đục hoặc trắng trong. Chất nhũ hóa hoạt động tốt nhất trong các thành phần như Titan, TALC, Kẽm Oxit và không gây ra hiện tượng tách nền hoặc phá nền sản phẩm. Do đó cho phép tạo gel lập tức mà không cần gia nhiệt hoặc trung hòa và có thể sử dụng trong phạm vi rộng của pH.

Chất nhũ hóa Cosmagel 305
Chất nhũ hóa Cosmagel 305

Easynov

Easynov là một chất nhũ hóa được sử dụng trong mỹ phẩm để tạo nhũ tương lỏng như nước trong dầu, dễ dàng thoa đều lên da, chứa 40% pha dầu. Chất nhũ hóa này có thể được sản xuất kem, lotion hay kem dưỡng da cho body và mặt, kem chống nắng,…

Easynov tồn tại dưới dạng chất lỏng màu trắng đục và tan trong dầu, có khả năng tạo ra nhũ tương W/O không cần gia nhiệt.

Những ứng dụng điển hình của chất nhũ hóa trong sản xuất thực phẩm và mỹ phẩm

Chất nhũ hóa được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm và mỹ phẩm. Thậm chí, bạn có thể tìm thấy chất này ở trong hầu hết các sản phẩm sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều chất nhũ hóa sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe. 

Do đó, khi ứng dụng chất nhũ hóa vào sản xuất, bạn cần sử dụng những chất được công bố hợp quy, nằm trong danh sách mà Bộ Y tế cấp phép. Đồng thời tuân thủ quy định về hàm lượng chất có trong sản phẩm.

Chất nhũ hóa có thể được ứng dụng trong sản xuất thực phẩm và mỹ phẩm
Chất nhũ hóa có thể được ứng dụng trong sản xuất thực phẩm và mỹ phẩm

Ứng dụng trong sản xuất thực phẩm

Trong sản xuất thực phẩm, ứng dụng của chất nhũ hóa là gì? Bạn có thể tìm thấy được ứng dụng của chất nhũ hóa trong thực phẩm qua các sản phẩm như:

  • Kem: Chất nhũ hóa Monoglyceride được sử dụng phổ biến trong sản xuất kem nhằm mục đích liên kết cạnh tranh cả hệ nhũ tương béo trong nước và khí trong nước với bề mặt protein sữa. 
  • Sữa: Chất nhũ hóa mono và diglyceride được sử dụng để tạo thành lớp membrane mỏng bao quanh các giọt béo có trong sữa, ổn định bề mặt tiếp xúc, cũng như giúp sữa không bị vón cục.
  • Socola: Chất nhũ hóa lecithin thường được sử dụng để tạo ra các loại socola với mục đích tạo cấu trúc, giúp hỗn hợp đồng đều và ngăn chặn tình trạng bị phân lớp hay nở hoa chất béo trên socola.
  • Bánh kẹo: Chất nhũ hóa triglyceride được sử dụng để giúp cho các thành phần không hòa tan được phân tán đều và đảm bảo độ mịn của bánh kẹo.
Ứng dụng chất nhũ hóa trong sản xuất thực phẩm
Ứng dụng chất nhũ hóa trong sản xuất thực phẩm

Ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm

Sản xuất mỹ phẩm cũng là lĩnh vực sử dụng chất nhũ hóa thường xuyên. Chất nhũ hóa sẽ đóng vai trò làm tăng độ nhớt và độ sệt của mỹ phẩm, tạo cảm giác mịn màng, dễ dàng thoa lên da. Có thể kể đến như:

  • Kem dưỡng da, sữa dưỡng thể, sản phẩm chăm sóc tóc: Chất nhũ hóa Cyclomethicone được sử dụng để tạo ra các loại kem dưỡng mềm mại và dễ dàng thoa lên da. Bên cạnh đó còn giúp mỹ phẩm được thẩm thấu nhanh hơn vào da.
  • Son môi: Chất nhũ hóa như sáp ong, sáp candelilla, sáp carnauba,… thường được sử dụng trong sản xuất son môi để tạo độ mịn và bóng cho sản phẩm. Chúng giúp kết dính các thành phần trong son môi, cũng như giúp tăng độ lì cho son môi.
  • Kem chống nắng: Một số chất nhũ hóa như polyacrylate, cyclomethicone,… được sử dụng trong sản xuất kem chống nắng với tác dụng giúp kem thẩm thấu vào da  nhanh hơn, không để lại vệt kem.
  • Sản xuất sữa tắm: Trong sản xuất sữa tắm, chất nhũ hóa Sodium Lauryl Sulfate, Cocamidopropyl Betaine,… được sử dụng để tạo ra sự ổn định của sản phẩm. Chất nhũ hóa sẽ giúp tạo bọt cho sản phẩm, làm tăng hiệu quả làm sạch và mang lại cảm giác dễ chịu khi sử dụng.
Ứng dụng chất nhũ hóa trong mỹ phẩm
Ứng dụng chất nhũ hóa trong mỹ phẩm

Ngoài ra, chất nhũ hóa còn được sử dụng trong các sản phẩm khác như kem tẩy lông, kem lót trang điểm, xà phòng, dầu gội đầu và nhiều sản phẩm khác.

Những lưu ý khi sử dụng chất nhũ hóa trong sản phẩm mỹ phẩm

Ngoài việc tìm hiểu về chất nhũ hóa là gì, khi sử dụng chất nhũ hóa, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đảm bảo tỷ lệ sử dụng hợp lý: Tỷ lệ sử dụng chất nhũ hóa cần phải được kiểm soát để đảm bảo hiệu quả của sản phẩm và tránh gây tác hại cho da.
  • Tính ổn định: Cần phải kiểm tra tính ổn định của sản phẩm khi sử dụng chất nhũ hóa và điều chỉnh tỷ lệ sử dụng cho phù hợp.
  • Phối trộn: Chất nhũ hóa thường được sử dụng kết hợp với các chất phụ gia khác để tăng cường hiệu quả. Việc phối trộn chất nhũ hóa với các chất phụ gia cần phải được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo hiệu quả của sản phẩm.
  • Tính an toàn: Cần phải kiểm tra tính an toàn của chất nhũ hóa trước khi sử dụng để đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng.
  • Quy trình sản xuất: Cần điều chỉnh quy trình sản xuất để đảm bảo chất nhũ hóa đạt được sử dụng đúng cách và đạt hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng chất nhũ hóa đúng cách và đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả
Sử dụng chất nhũ hóa đúng cách và đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả

Địa chỉ cung cấp các loại chất nhũ hóa chất lượng, giá sỉ – TK COSMETIC

Nếu bạn đang tìm kiếm các loại chất nhũ hóa chất lượng, giá sỉ, TK COSMETIC là địa chỉ cung cấp uy tín và chuyên nghiệp mà bạn có thể tin tưởng. Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao trong quy trình sản xuất sản phẩm mỹ phẩm của bạn.

  • Tất cả các nguyên liệu làm mỹ phẩm đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn với sức khỏe người dùng. Đặc biệt là có xuất xứ rõ ràng, chứng từ đầy đủ như COA, hóa đơn đỏ.
  • Các nguyên liệu luôn được cập nhật mới, phù hợp với xu hướng mới, giá thành cạnh tranh, sẵn sàng hỗ trợ mẫu test miễn phí.
  • Hỗ trợ chuyển giao công thức khi mua nguyên liệu, đồng thời hỗ trợ công tác làm hồ sơ công bố và các thủ tục pháp lý liên quan đến mỹ phẩm.
  • Hình thức mua hàng đa dạng, tiện lợi, khách hàng có thể lựa chọn hình thức mua trực tiếp tại cửa hàng của TK COSMETIC hoặc mua Online.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chất nhũ hóa là gì, hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về chất này. Nếu cần thêm thông tin tư vấn hoặc đặt mua nguyên liệu làm mỹ phẩm, đừng ngần ngại liên hệ ngay với TK COSMETIC để được hỗ trợ và báo giá nhanh nhất!

Xem thêm

HỖ TRỢ TƯ VẤN

TK Cosmetic xin chân thành cảm ơn quý khách đã dành thời gian xem sản phẩm của chúng tôi.
Nếu quý khách có thắc mắc gì xin đừng ngần ngại để lại lời nhắn, Nhân viên của chúng tôi sẽ phản hồi lại nhanh nhất có thể

Hoặc quý khách có thể gọi trực tiếp vào đường dây nóng của chúng tôi để được hổ trợ nhanh nhất